Đau bụng kinh nguyệt nên làm gì và uống thuốc gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng thường gặp và lặp đi lặp lại ở cơ thể nữ giới mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” trong tháng. Trong nhiều trường hợp, những cơn đau bụng này không đơn giản hết đau là khỏi mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí có thể gây vô sinh ở phụ nữ. Vậy đau bụng kinh nguyệt là gì, cách giảm đau và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như nào, bài viết dưới đây sẽ trả lời cặn kẽ tất cả những thắc mắc cho bạn gái về đau bụng khi chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm.

Hàng tháng mỗi khi ngày “đèn đỏ” ghé đến, đa phần các chị em đều sẽ ít nhiều gặp phải các cơn đau bụng từ nhẹ đến nặng. Có thể là đau âm ỉ, có thể là đau dữ dội nhưng chắc chắn đều không mấy dễ chịu, chưa kể còn ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện sinh hoạt, học tập và làm việc của phái đẹp. Muốn khắc phục được tình trạng này, đầu tiên bạn cần hiểu rõ đau bụng kinh nguyệt là gì trước đã.

Đau bụng kinh nguyệt là gì?

Đau bụng kinh nguyệt là một triệu chứng khó chịu thường gặp ở chị em phụ nữ, nó khiến các chị em mệt mỏi, đau lưng và đau bụng nhẹ, có khi là nặng kèm theo hạ huyết áp, bủn rủn, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn… và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê vô cùng nguy hiểm. Đau bụng kinh là một hiện tượng đau xảy ra ở bụng dưới khi hành kinh và trường hợp này có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người phụ nữ theo từng tháng.

dau-bung-kinh

Tùy vào cơ địa và lịch sử bệnh lý của mỗi người mà hiện tượng đau bụng kinh kéo dài  hay ngắn cũng khác nhau tuy nhiên đa số trường hợp đau bụng kinh rơi vào nhóm phụ nữ trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc vài ngày.
Có những loại đau bụng kinh nào?

Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, u xơ tử cung, chít lỗ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Cả 2 hiện tượng đau bụng kinh này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. Không ít các chị em phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

Giảm đau bụng kinh nguyệt cho bạn gái như thế nào?

Nhiều chị em không hiểu rõ đau bụng kinh là gì, đau bụng kinh nên làm gì và không nắm được sự nguy hiểm của nó nên chủ quan chịu đựng và bỏ qua mỗi khi ngày “đèn đỏ” ghé đến. Nhiều chị em khác thì tự ý sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên mà không có sự chỉ dẫn của người có kinh nghiệm hay giới chuyên môn dẫn đến việc đau bụng kinh chỉ khỏi tức thời và không được điều trị tận gốc, thậm chí gây ra các tác dụng không mong muốn khác của thuốc giảm đau mang lại như đau dạ dày, viêm dạ dày tá tràng,…

Do đó, sau khi đã giúp các bạn gái tìm hiểu và nắm rõ mức độ nghiêm trọng về đau bụng kinh, tiếp theo chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị thêm một số kiến thức đau bụng kinh nên làm gì và một số phương pháp giảm đau bụng kinh để chị em có thể áp dụng giúp ổn định sức khỏe và tiếp tục công việc hàng ngày.

Để giảm thiểu các cơn đau bụng kinh tức thời, các chị em có thể sử dụng các cách đơn giản và dễ làm ở nhà như chườm khăn nóng hay chai đựng nước nóng vào bụng, đi bộ nhẹ nhàng trước ngày kinh nguyệt hay ăn trứng gà và ngải cứu sẽ cho hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó thì chị em nên áp dụng một số phương pháp giảm đau bụng kinh đơn giản như: massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu, ngâm chân trong nước ấm pha muối để thư giãn; sử dụng gừng pha muối và nước ấm chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút vì sức nóng của gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.

Tuy nhiên đa phần lý do sâu xa của triệu chứng đau bụng kinh là do rối loạn kinh nguyệt, do đó cần có phương pháp điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và chức năng sinh sản. Khi bị đau bụng kinh chị em không nên quá nóng lòng mà sử dụng ngay thuốc giảm đau, bởi nó sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể.

Bát trân thang là sự kết hợp của 2 bài thuốc bổ khí và bổ huyết, bao gồm 8 vị thuốc quý: Nhân sâm và thục địa có công dụng ích khí dưỡng huyết; bạch truật, bạch linh bổ trợ cho công dụng bổ tỳ khí và phế khí của nhân sâm, làm tăng thêm nguồn khí huyết cho cơ thể; bạch thược và đương quy giúp dưỡng huyết; cam thảo điều hoà các vị thuốc; xuyên khung hoạt huyết, hành khí. Các vị thuốc kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng song song là bổ khí dưỡng huyết. Bởi theo y học cổ truyển, khí là soái của huyết nên khí kém sẽ dẫn tới huyết hư, việc điều trị các bệnh về khí phải kết hợp với các thuốc điều trị về huyết và ngược lại, để đem lại kết quả điều trị tốt nhất. Từ đó, giúp bổ máu và làm lưu thông khí huyết, điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ.

Cũng như nhiều bài thuốc cổ khác, Bát trân thang dần bị quên lãng trong cuộc sống hiện đại, khi con người quá bận rộn. Tuy nhiên, gần đây, người dân đang có xu hướng quay lại với Đông y, việc sắc thuốc cũng đơn giản hơn nhờ các loại nồi chuyên dụng. Với những người không có thời gian, việc sử dụng Đông dược bào chế thành viên bằng công nghệ hiện đại cũng là lựa chọn tốt. Ở Việt Nam, Bát trân thang được kết hợp với hai vị trần bì và hương phụ. Đây là 2 vị thuốc có tác dụng giúp giảm co thắt tử cung dẫn đến giảm đau bụng kinh, cải thiện khả năng miễn dịch, chống viêm nhiễm cho phụ nữ. Vì vậy, để khắc phục và phòng ngừa tình trạng đau bụng kinh, các chị em nên tham khảo sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ bài thuốc cổ phương ích khí dưỡng huyết kết hợp với trần bì và hương phụ này.


Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

 

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.