Những điều chị em nên tránh vào ngày đèn đỏ

Khi bị đèn đỏ, cơ thể chị em sẽ có những thay đổi dẫn đến những khó chịu như đau bụng kinh, buồn nôn, mệt mỏi… Để tránh những rắc rối trên, chị em cần chú ý những thói quen ăn uống, sinh hoạt sau:

Kiêng đồ ăn chua, cay, nóng:

Các chuyên gia sản phụ khoa cho hay, vào những ngày đèn đỏ, nếu chị em sử dụng các thực phẩm chua, cay, nóng có thể không tốt cho sức khỏe. Bởi, những chất kích thích từ các món, cay nóng sẽ khiến cơ thể bạn chịu tác động dẫn đến đau bụng dữ dội và có thể gây nên rong kinh kéo dài. Thậm chí, chúng còn khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, nóng trong người. Ngoài ra, các loại đồ ăn chua sẽ khiến kích thích co bóp dạ dày và tử cung làm tăng các cơn đau bụng dữ dội. Không những thế, các chất chua còn khiến tăng lượng máu kinh gây nên tình trạng rong kinh nhiều ngày.

Nhung dieu chi em nen tranh ngay den do

Tương tự, chị em cũng không nên sử dụng các chất kích thích như uống rượu, trà xanh và các chất kích thích tương tự.

Không ăn mặn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạnh:  Trong thời kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi dẫn đến lỗ chân lông mở rộng, cơ thể khó có thể bài tiết các chất thải dư thừa. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nên có chế độ ăn uống phù hợp, tránh ăn mặn, nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm lạnh. Bởi các thực phẩm này có thể tác động đến lưu thông máu, dẫn đến đau bụng nhiều hơn. Thậm chí, thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều khiến chị em tăng cảm giác mệt mỏi, đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.

Không nên đấm lưng: Theo các chuyên gia, hiện tượng đau bụng và đau lưng trong chu kỳ kinh nguyệt do máu dồn nhiều về vùng tiểu khung ở phần dưới của khung chậu gây xung huyết ở khoang chậu. Có thể chỉ là đau mỏi lưng, thường đau dọc theo vùng trung tâm ở thắt lưng, hoặc đau bụng, nhưng cũng có thể đau nhức cả vùng hông, bắp đùi và cẳng chân. Các triệu chứng này có thể bắt đầu một vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, hoặc ở ngày đầu của kỳ kinh và giảm dần sau đó. Ở một số người biểu hiện đau có thể nặng nề hơn những người khác. Nhiều người cứ đơn giản nghĩ rằng đau lưng thì đấm lưng; nhưng thực ra hành động này không có lợi, bởi nguyên nhân gây đau lưng trong kỳ kinh nguyệt là do rối loạn chuyển hóa hormone chứ không phải đau lưng do mỏi cơ bắp mà đấm có thể hết đau. Thậm chí nhiều người càng đau lưng lại càng muốn đấm mạnh để át đi cảm giác đau tức bên trong. Việc đấm lưng như vậy đồng nghĩa với việc tác động một lực lớn vào vùng tiểu khung sẽ làm khoang chậu bị xung huyết nặng thêm; đồng thời kích thích hiện tượng bong niêm mạc tử cung khiến máu ra nhiều hơn và thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn.

Nhung dieu chi em nen tranh vao ngay den do - Phu Huyet Khang

Không tập và làm việc nặng: Một trong những điều chị em cần tránh khi đến ngày đèn đỏ chính là hạn chế các hoạt động mạnh như bưng bê nặng cũng như các bài tập nặng như nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá, cử tạ… Các hoạt động này không những sẽ làm tình trạng “khó ở” trong giai đoạn này thêm trầm trọng mà còn có thể gây đau bụng, ra máu kinh nhiều… Vì thế, thay vì tập nặng, chị em nên áp dụng các bài nhẹ nhàng như bóng bàn, đi bộ, thái cực quyền (dưỡng đạo sinh)… sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ đau bụng kinh và trướng bụng; đồng thời giúp tinh thần vui vẻ, giảm cảm giác không thoải mái như mệt mỏi, chán nản hay nóng giận khi “đèn đỏ”.

Bài thuốc bổ khí thông huyết : 

Theo các chuyên gia, bên cạnh tránh các thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý, các chị em nên sử dụng các bài thuốc, vị thuốc bồi bổ khí huyết nếu bị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, cơ thể xanh xao, mệt mỏi.

Điển hình như 8 vị thuốc: Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa và Cam thảo, tạo nên công dụng song bổ khí huyết. Trong các nghiên cứu khoa học gần đây, các chuyên gia y học đã kết hợp thêm hai vị thuốc Hương phụTrần bì. Đây là hai vị thuốc có công dụng hành khí giảm đau, khai uất điều kinh, giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, làm giảm đau trong những cơn đau bụng kinh và điều hoà kinh nguyệt. Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, Hương phụ và Trần bì đều có tác dụng điều tiết sự co bóp của tử cung, cải thiện công năng miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt và giảm đau.

Do vậy, bài thuốc không những giữ nguyên được tác dụng bổ khí thông huyết mà còn tăng khả năng lưu thông khí huyết, dưỡng huyết, thanh nhiệt, mát máu, bổ âm và tăng sinh dịch cơ thể, giúp điều hoà kinh nguyệt, trừ phong giảm đau và phòng chống một số bệnh lý về sản phụ khoa. Bài thuốc cổ phương được làm mới với 10 vị thuốc quý đặc biệt hữu ích trong điều trị rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ mới có kinh và thời kỳ tiền mãn kinh; kinh nguyệt không đều, lúc sớm, lúc muộn; đau bụng, đau lưng khi hành kinh; khí hư bạch đới; hay thiếu máu, da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy yếu, ăn ngủ kém.


Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.