Tiền mãn kinh - Những triệu chứng và cách điều trị
Trong chu kỳ sinh học của cơ thể phụ nữ, tiền mãn kinh được biết đến như một mốc đánh dấu cho sự bắt đầu của tuổi già. Cũng như khi mới bắt đầu dậy thì, đây là thời gian diễn ra nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cơ thể. Do đó, giai đoạn tiền mãn kinh thường mang đến không ít những lo lắng, bối rối cho phụ nữ.
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là thời điểm mà cơ quan sinh dục nữ dần có những dấu hiệu ngưng trệ trong hoạt động. Nguyên nhân là do các nang trứng già sản sinh ít inhibin hơn (chất kích thích sản sinh ra FSH), chức năng buồng trứng suy giảm. Điều này dẫn đến việc hạn chế tạo ra trứng trưởng thành, khiến cho chu kỳ rụng trứng không còn xảy ra thường xuyên được.
Các biểu hiện của giai đoạn tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu từ độ tuổi 40 – 50, và diễn ra trong khoảng 2 – 5 năm trước khi mãn kinh. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà triệu chứng của tiền mãn kinh sẽ khác nhau.
Trong đó, rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu điển hình, mang đến nhiều phiền toái nhất, gây bí bách và khó chịu cho cơ thể.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh có thể gặp như sau:
- Thưa kinh hoặc mau kinh: chu kì kinh có thể kéo dài hơn, hoặc ngắn hơn so với bình thường.
- Rong kinh: là hiện tượng khi máu kinh ra liên tục trên 7 ngày nhưng với lượng nhỏ, ra ít một.
- Cường kinh: Ngược với rong kinh, người bị cường kinh sẽ ra máu nhiều hơn, lên đến 200ml hoặc hơn với mỗi lần đến kỳ. Nó khiến cho chị em dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi do thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt.
Bên cạnh đó, tiền mãn kinh cũng mang đến nhiều vấn đề về sức khỏe và nhan sắc của các chị em. Thường gặp nhất là hiện tượng mất ngủ, không ngủ được hoặc tỉnh giấc giữa đêm và khó quay trở lại giấc ngủ. Nặng hơn có thể dẫn đến thiếu ngủ, suy nhược cơ thể.
Cùng với đó, nhan sắc của chị em có sự thay đổi như: da bị khô sạm, lão hóa; xuất hiện các nếp nhăn ở khóe mắt, khóe miệng nhiều hơn; xuất hiện nốt đồi mồi trên da; tóc yếu và rụng nhiều. Cơ thể cũng dễ tích tụ mỡ ở vùng bụng, eo, đùi và dễ tăng cân.
Sức khỏe của chị em phụ nữ ở kỳ tiền mãn kinh bị suy giảm: mật độ calci giảm gây đau nhức, mỏi xương khớp; dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa (polyp tử cung, viêm nội mạc,…). Đây cũng là thời điểm mà tỷ lệ các bệnh ung thư đường sinh dục tăng cao. Bởi vậy, làm thế nào để trải qua thời kỳ tiền mãn kinh “nhẹ nhàng”, lấy lại sức khỏe bình thường là điều được các chị em rất quan tâm.
Làm gì để thoát khỏi các dấu hiệu của tiền mãn kinh?
Để giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra dễ chịu hơn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhất, thì việc lựa chọn phương pháp giúp cân bằng lại cuộc sống, lập chế độ dinh dưỡng hợp lý để bồi bổ sức khỏe và điều hòa kinh nguyệt là những điều mà chị em nên làm.
-
Cải thiện sức khỏe bản thân
Bước đầu để cải thiện sức khỏe, chị em nên tập những thói quen giúp điều chỉnh tâm trạng tốt hơn, bình tĩnh hơn. Thay đổi lối sinh hoạt bằng cách tập luyện thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc tập luyện có thể đơn giản như đi bộ nhanh, chạy bộ, tập aerobic, hay tập thiền, tập yoga,… Các bài tập này vừa giúp tăng cường sức khỏe, lại giữ vóc dáng và xả stress cho chị em cực tốt.
-
Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn
Giảm chế độ ăn nhiều chất béo, tinh bột và đường; tránh ăn các thức ăn có chứa nhiều mỡ, muối; hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá.
Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Bổ sung các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin nhóm B, vitamin D, calci: sữa, trứng, sữa chua, phomai,… Nên dùng sữa tách béo, tách kem hoặc sữa chua, pho mai ít chất béo sẽ tốt hơn. Đừng quên ăn nhiều thực phẩm giúp bổ sung estrogen và cân bằng hormone tự nhiên: đậu nành, các sản phẩm được chế biến từ đậu (sữa, mầm đậu nành, bột đậu,…).
-
Sử dụng thuốc hỗ trợ cơ thể cân bằng nội tiết tố
Cùng với chế độ ăn và tập luyện, chị em phụ nữ cũng nên bồi bổ cơ thể bằng những vị thuốc, bài thuốc để có thể điều hòa kinh nguyệt. Bởi chu kỳ kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính dẫn khiến chị em mệt mỏi và các vấn đề khác.
Giai đoạn tiền mãn kinh này, nhiều chị em có thể sử dụng thuốc Tây để giúp điều hòa kinh nguyệt nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây lại rất dễ mang đến các tác dụng phụ không mong muốn (dạ dày, xương khớp,…). Về lâu dài, viêc sử dụng thuốc Tây còn dễ gây lệ thuộc vào thuốc, nên đây không được coi là phương án tốt.
Để có lợi hơn cho cơ thể, chị em nên tìm hiểu về các loại cây thuốc có tác dụng điều kinh, lưu thông khí huyết. Theo y học phương Đông, các loại cây thuốc nổi tiếng có tác dụng tốt với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh là: nhân sâm, đương quy, thục địa, xuyên khung, đẳng sâm, hương phụ, trần bì,…
Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.
Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.