Tâm trạng lo lắng vì trễ kinh mà không mang thai

“Hiện giờ, tôi đang có kế hoạch sinh con và bị trễ kinh đã 20 ngày. Ban đầu tôi cứ nghĩ là do đã có bầu nhưng khi thử que test thì kết quả âm tính; để chắc chắn tôi cũng đi siêu âm nhưng cũng không có thai. Đến giờ tôi vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại, điều này khiến tôi cảm thấy lo lắng, bất an. Theo tìm hiểu các thông tin từ trên mạng thì việc trễ kinh rất không tốt cho sức khoẻ sinh sản, có thể dẫn tới vô sinh. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi biết cách chữa trị và phòng tránh về sau được không ạ?” – Tâm sự của chị Huyền (26 tuổi – Cầu Giấy, Hà Nội)

Lo lang khi bi tre kinh

Tình trạng trễ kinh, chậm kinh cũng khá thường gặp ở chị em phụ nữ cả ở độ tuổi sinh sản và độ tuổi tiền mãn kinh. Hiện tượng chậm kinh được coi là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, để chữa trị tận gốc vấn đề này cần xác định rõ nguyên nhân gây chậm kinh. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ phụ khoa gửi tới chị Huyền:

 

Với trường hợp của chị, rất có thể chị đang bị tâm lý áp lực từ việc quá mong ngóng có con dẫn đến stress khiến chậm kinh. Tuy nhiên, chậm kinh có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như: mất cân bằng về thể chất do ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ. Lao động, vận động quá sức khiến cơ thể suy nhược. Nghiêm trọng nhất trễ kinh có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung… Để loại trừ nguyên nhân bệnh lý, nhất chị nên đi khám phụ khoa và điều trị triệt để nếu mắc bệnh. Còn lại với các nguyên nhân khác thì có rất nhiều cách để điều hoà kinh nguyệt tại nhà đơn giản.

Chị có thể áp dụng cách chữa trị tại nhà bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý. Chú ý sử dụng nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B. Hạn chế sử dụng các nhóm chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café, hoặc thức đêm… Mỗi ngày uống 75 ml nước ép mùi tây sẽ giúp giảm các hiện tượng do rối loạn kinh nguyệt gây ra; Ăn nhiều trái cây nhất là quả đủ đủ chín vì nó có thể khắc phục chứng rối loạn này. Ngoài ra, cách điều trị tận gốc và hiệu quả lâu dài là phục hồi khả năng lưu thông khí huyết và bồi bổ cơ thể. Có thể sử dụng các vị thuốc Đông Y lâu đời để điều trị chứng chậm kinh (trễ kinh). Sử dụng cỏ hương phụ là một vị thuốc dân gian quen thuộc. Tính chất của hương phụ trong các sách cổ: Vị cay, hơi đấng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Kết hợp với bài thuốc Bát Trân thang, từ lâu được biết tới với công dụng điều hoà khí huyết, bồi bổ cơ thể suy nhược sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên việc bào chế và sử dụng bài thuốc đông y thường mất khá nhiều thời gian. Hiện nay, việc cải tiến sử dụng các bài thuốc đông y được bào chế dưới dạng viên nang đem lại hiệu quả và tiện lợi hơn rất nhiều cho phái nữ.


Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.