Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân và cách điều trị

Rất nhiều chị em gặp tình trạng bất thường về kinh nguyệt – đó chính là rối loạn kinh nguyệt . Có thể liệt kê những bất thường sau trong chu kì kinh nguyệt của phụ nữ.

Dạng bất thường về chu kỳ kinh

  • Kinh nguyệt không đều: là hiện tượng kinh nguyệt không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể trong tháng có tới 2 lần hành kinh.
  • Kinh nguyệt giữa kỳ kinh: dạng này là dạng kinh nguyệt xuất hiện vài ngày trong thời gian giãn cách giữa chu kỳ, đa số dạng này lượng máu thường tương đối ít và thường chỉ cần dùng băng vệ sinh hằng ngày.
  • Kinh nguyệt mau: hay còn gọi là chu kỳ kinh ngắn bất thường cụ thể là thời gian của một chu kỳ ít hơn 21 ngày.
  • Kinh nguyệt thưa: ngược lại với mau là thưa, nếu chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng gọi là kinh nguyệt thưa.
  • Vô kinh: vô kinh có 2 dạng là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Trường hợp người phụ nữ nếu từ nhỏ đến lớn mà không hề có kinh nguyệt thì thuộc và dạng vô kinh nguyên phát, nếu đã có kinh một thời gian rồi ngưng từ 6 tháng trở lên (không phải do mang thai hay mãn kinh) thì gọi là vô kinh thứ phát.
  • Tắc kinh: hay còn gọi là bế kinh là tình trạng xảy ra với phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước đó thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng mà không thấy nữa.

nguyen-nhan-tre-kinh-nguyet

Dạng bất thường về “ngày đèn đỏ”

  • Rong kinh: là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml.
  • Rong huyết: là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục nữ kéo dài trên 7 ngày, nhưng khác với rong kinh, rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ nhất định.

Dạng bất thường về độ tuổi

  • Dậy thì sớm, dậy thì muộn: bình thường tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi. Ngày nay, do chế độ dinh dưỡng và môi trường sống thay đổi khiến cho tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn, có những trường hợp bắt đầu có kinh lúc 8, 9 tuổi vẫn được xem là bình thường. Trường hợp dậy thì sớm hơn 8 tuổi hoặc có muộn hơn 14 tuổi được coi là rối loạn kinh nguyệt.
  • Mãn kinh sớm, mãn kinh muộn: Tương tự độ tuổi dậy thì, tuổi mãn kinh được tính từ lúc 12 tháng sau khi người phụ nữ hoàn toàn không có kinh, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55 tuổi, trường hợp mãn kinh trước 40 hoặc sau 55 được xem là sự bất thường và cũng là rối loạn kinh nguyệt.

Dạng bất thường về lượng máu kinh

  • Đa kinh, cường kinh: là hiện tượng máu kinh chảy ra nhiều hơn bình thường vượt quá ngưỡng 100ml kèm theo đó thời gian hành kinh quá dài (lớn hơn 7 ngày). Việc nhận biết lượng máu kinh quá nhiều thông qua việc dùng băng vệ sinh để đoán.
  • Thiểu kinh: hay còn gọi là kinh nguyệt ít chỉ về tình trạng lượng máu kinh ít hơn 20ml, dựa trên việc sử dụng băng vệ sinh có khi chỉ cần dùng băng vệ sinh hàng ngày là được hoặc thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

Dạng bất thường về các triệu chứng kèm theo kinh nguyệt

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh: Đây là dạng rối loạn kinh nguyệt kèm theo triệu chứng bất thường, người mắc chứng này nếu đau nhiều, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo căng, tức, đau ngực, buồn nôn, dễ xúc động…

Dạng bất thường về phát triển nang trứng

Vòng kinh không rụng trứng: Dạng này rất dễ dẫn đến tình trạng vô sinh. Bình thường trong 1 chu kỳ kinh tại buồng trứng khi noãn chín sẽ xảy ra hiện tượng phóng noãn hay còn gọi là quá trình rụng trứng, nhưng nếu xảy ra tình trạng bất thường, không có nang noãn chín, không diễn ra hiện tượng phóng noãn, không có trứng rụng thì sẽ không thể nào thụ tinh và mang thai. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ làm giảm khả năng làm mẹ của chị em.

Nguyên nhân dẫn đến những bất thường này

  • Sự thay đổi tâm sinh lí của chị em trước ngày diễn ra kỳ nguyệt san. Trong khoảng thời gian đó, chị em luôn bị mệt mỏi, căng thẳng và áp lực. Những yếu tố này làm thay đổi nội tiết tố trong cơ quan sinh dục nữ dẫn tới kinh nguyệt xuất hiện sớm hoặc muộn hơn.
  • Do hoạt động của các tĩnh mạch ở hệ thống dẫn kinh của chị em kém, nên kinh bị ùn ứ, ngưng trệ và xuất hiện muộn.
  • Do chị em bị mắc một trong số các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, dính buồng tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,…

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ làm xáo trộn các hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, ảnh hưởng tới khả năng thụ thai và mang thai của chị em. Cho nên cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Nếu rối loạn kinh nguyệt do tâm lí thì chị em cần cân bằng lại cuộc sống của mình thông qua việc sắp xếp công việc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Thêm vào đó nên sử dụng những loại thuốc thành phần thảo dược thiên nhiên có tác dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa khí huyết để trị dứt điểm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lí, chị em cần điều trị theo đúng bệnh, đúng phương pháp.


Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.biểu hiện rối loạn kinh nguyệtSản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.