Khi bị đau bụng kinh nên làm gì để đỡ hơn?

Khái niệm đau bụng kinh hầu như đã quá quen thuộc với chị em phụ nữ. Ở mỗi người, tình trạng đau bụng kinh cũng khác nhau, có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội, có người đau vào đầu chu kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có người lại đau vào những ngày giữa hoặc cuối chu kỳ kinh. Cần làm gì để giảm bớt tình trạng đau bụng kinh là câu hỏi của rất nhiều chị em cần được giải đáp.

Các phương pháp làm giảm đau bụng kinh tạm thời

Có rất nhiều cách giúp chị em giảm đau bụng kinh tạm thời bằng những mẹo dân gian vô cùng hữu ích. Khi bị đau bụng mỗi lần tới kỳ kinh, các chị em có thể khắc phục bằng các biện pháp sau:

+ Chườm nóng vùng bụng bằng nước nóng

Khi tới ngày “đèn đỏ”, với những cơn đau bụng hành hạ, chị em nên chườm bụng bằng nước nóng. Rót nước nóng vào chai hoặc sử dụng túi nước nóng để hạn chế cơn đau tạm thời. Chú ý nên sử dụng nước nóng vừa đủ tránh bị bỏng.

Ngoài ra, đau bụng kinh nên làm gì để đỡ, bạn cũng có thể sử dụng nhiều cách giữ ấm bụng khác như tắm nước ấm nóng và cho thêm vào chậu một chút muối, cách làm này cũng có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả.

+ Xoa dầu nóng

Đây là phương pháp cũng được nhiều chị em sử dụng. Cũng giống như cách chườm ấm vùng bụng, việc dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, giúp làm giảm đau tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.

+ Massage nhẹ

Trong kỳ “đèn đỏ”, một số người sử dụng phương pháp xoa bóp để làm dịu các cơn đau. Bạn nên cố gắng xoa bóp ở vùng bụng bị đau với những động tác nhẹ nhàng, và xoa theo hướng vòng tròn.

Việc massage nhẹ nhàng, liên tục vào phần bụng dưới khi đang đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột, làm dịu các cơn đau mỗi lần kinh nguyệt ghé thăm từ đó giúp cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn.

+ Đắp gừng tươi

Theo y học cổ truyển, gừng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh. Bạn có thể giã hoặc xắt lát gừng, cho vào mảnh vải hoặc chườm trực tiếp vào phần bụng dưới từ 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau bụng kinh một cách tức thì.

Các phương pháp giúp làm giảm đau bụng kinh lâu dài

+ Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Các chị em không nên ăn nhiều các loại tinh bột, chất béo và các thực phẩm chế biến sẵn, nó sẽ khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn gây hiện tượng đau bụng kinh dữ dội hơn.

Cùng với đó, bạn cũng không nên uống các loại đồ uống có nguồn gốc từ cà phê, chè,… và không sử dụng các loại nước chứa chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá ….. vào những ngày “đèn đỏ”.

Nên bổ sung thêm nhiều thịt bò, sữa trước chu kỳ kinh khoảng 2 tuần vì hai loại thực phẩm này giàu canxi, giúp làm giảm lượng acid arachidonic từ đó giúp hạn chế cơn đau bụng.

Nên ăn nhiều cá vì trong cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ có chứa hàm lượng omega 3 tự nhiên và  an toàn giúp giảm nhẹ sự co bóp cơ tử cung, vì vậy, ăn nhiều cá sẽ giúp giảm đau khi có kinh nguyệt.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, E, Magie, B6, Kali, Canxi, Magie giúp giãn cơ trơn tử cung làm giảm cơn đau bụng kinh một cách rõ rệt.

+ Tập thể dục

Bên cạnh việc áp dụng các cách trên, các bài tập thể dục nhẹ nhàng cùng giúp giảm đau bụng kinh như đi bộ hay tập yoga… Vì khi tập thể dục, cơ thể bạn được tăng lưu lượng máu và lưu thông tuần hoàn máu từ đó rút ngắn thời gian của các cơn đau cũng như làm giảm đau bụng kinh.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh làm việc quá sức

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên hằng ngày là rất cần thiết, đặc biệt trong những ngày “đèn đỏ”. Vì trong giai đoạn này, nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh cũng như làm nặng thêm tình trạng đau bụng. Bên cạnh đó, bạn nên tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, và không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày đèn đỏ để cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

+ Sử dụng bài thuốc “Bát trân thang”

Theo Đông y, “Bát trân thang” từ lâu vẫn nổi tiếng là một bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết, là sự kết hợp của 2 bài thuốc là Tứ quân tử thang giúp bổ khí và Tứ vật thang giúp bổ huyết, có tác dụng điều trị hiệu quả trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa ở nữ giới như đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều,… do huyết hư, khí hư.

Bát trân thang bao gồm 8 vị thuốc quý: Nhân sâm và thục địa có công dụng ích khí dưỡng huyết; bạch truật, bạch linh bổ trợ cho công dụng bổ tỳ khí và phế khí của nhân sâm, làm tăng thêm nguồn khí huyết cho cơ thể; bạch thược và đương quy giúp dưỡng huyết; cam thảo điều hoà các vị thuốc; xuyên khung hoạt huyết, hành khí. Các vị thuốc kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng song bổ khí huyết. Từ đó, giúp bổ máu và làm lưu thông khí huyết, điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ.

Cũng như nhiều bài thuốc cổ khác, Bát trân thang dần bị quên lãng trong cuộc sống hiện đại, khi con người quá bận rộn và ưa tiện lợi. Tuy nhiên, gần đây, người dân đang có xu hướng quay lại với Đông y, việc sắc thuốc cũng đơn giản hơn nhờ các loại nồi chuyên dụng. Với những người không có thời gian, việc sử dụng Đông dược bào chế thành viên bằng công nghệ hiện đại cũng là một lựa chọn tốt. Ở Việt Nam, Bát trân thang được kết hợp với hai vị trần bì và hương phụ (giúp giảm co thắt tử cung dẫn đến giảm đau bụng kinh, cải thiện khả năng miễn dịch, chống viêm nhiễm) cho phụ nữ. Vì vậy, đây sẽ là phương pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa cũng như điều trị cơn đau mỗi kỳ hành kinh.


Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý Không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.