Chậm kinh, trễ kinh, thậm chí mất kinh…có nguy hiểm không?

Bạn lo lắng khi thấy những dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.

Chậm kinh? Liệu rằng mình có thai không? Đối với một số người sẽ vui, nhưng cũng có người sẽ buồn vì …vỡ kế hoạch. Nhưng dù là đối tượng nào thì cũng rất lo lắng, hồi hộp, chờ đợi – những ngày chờ kinh quả là quãng thời gian căng thẳng. 5 ngày – 10 ngày – thậm chí 1 tháng, thử que 2 vạch – thế nghĩa là bạn có thai rồi đấy, nhưng nếu que 1 vạch thì sao? Những trường hợp mất kinh này thường được gọi là vô kinh thứ phát. Nguyên nhân có thể là biến chứng của một tình trạng không nghiêm trọng hoặc của một bệnh lý cần điều trị, hãn hữu lắm mới có vấn đề ở tuyến yên.

Cơ chế sinh lí của hiện tượng hành kinh

Hàng tháng, ở buồng trứng có nhiều nang noãn bắt đầu phát triển, đó là những túi nước nhỏ bên trong có chứa một noãn chưa trưởng thành. Cuối cùng chỉ có một nang noãn phát triển to nhất với một noãn đã trưởng thành bên trong, đồng thời bài tiết ra hormone chủ yếu là estrogen để làm phát triển lớp nội mạc tử cung, chuẩn bị cho trứng làm tổ nếu noãn được thụ tinh.

Khi nang noãn vỡ và giải phóng noãn bên trong (gọi là phóng noãn) thì noãn rơi vào loa vòi trứng rồi di chuyển vào tử cung. Trên đoạn đường di chuyển đó, nếu noãn gặp tinh trùng thì sẽ được thụ tinh và trở thành trứng. Trứng di chuyển tiếp về tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi thai rồi thành thai.

Nếu noãn không được thụ tinh thì hiện tượng hành kinh sẽ xảy ra.

Các nguyên nhân gây mất kinh

Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormone (hormone của các tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên: estrogen và progesterone của buồng trứng) và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh.

kinh-nguyet-khong-deu-co-nguy-hiem-khong

Phụ nữ có thể mất kinh do:

– Có thai: Trứng đã làm tổ trong lớp nội mạc tử cung và được nội mạc tử cung nuôi dưỡng nên không rụng để tạo thành kinh nguyệt.

– Dùng thuốc tránh thai: Một số phụ nữ có thể không có kinh khi dùng thuốc tránh thai. Nếu ngừng uống thuốc thì sau từ 3-6 tháng, hiện tượng phóng noãn và hành kinh lại xảy ra.

– Cho con bú: Thường không có kinh mặc dù vẫn có thể có phóng noãn, có thể có thai. Phụ nữ không cho con bú vẫn cần đề phòng có thai.

– Stress: Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại.

– Dùng một số thuốc: Như thuốc tránh thai các loại, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp.

– Bệnh tật: Một số bệnh mãn tính, chỉ khi khỏi bệnh thì kinh nguyệt mới trở lại.

– Mất cân bằng về hormone: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.

– Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do nguyên nhân thần kinh – tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.

– Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

– Hoạt động kém của tuyến giáp: Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin – một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh.

– U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho prolactin được sản xuất quá nhiều, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Sau khi loại trừ mất kinh do có thai, nếu có một trong những dấu hiệu và triệu chứng sau thì cần đến khám bác sĩ vì những thay đổi về kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về một vấn đề sức khỏe khác.

Phương pháp điều trị

Cần làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân mất kinh

Xét nghiệm thử thách với progestin đòi hỏi 7-10 ngày dùng thuốc để gây chảy máu nhằm phát hiện mất kinh có phải do thiếu estrogen không?

Thử máu để phát hiện bệnh ở tuyến giáp trạng hay tuyến yên. Chụp hình ảnh tuyến yên để phát hiện khối u.

Việc điều trị dựa trên nguyên nhân

Thiếu estrogen trong mất kinh ở người chơi thể thao có thể được điều trị bằng liệu pháp estrogen thay thế dưới dạng thuốc tránh thai.

Mất kinh do tuyến giáp trạng hay tuyến yên có thể điều trị bằng thuốc.

Cần thay đổi lối sống, sinh hoạt điều độ, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi nếu nghi ngờ bị stress. Xem lại cách ăn uống và vận động để có cân nặng lý tưởng. Sử dụng thuốc điều kinh bổ huyết để cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, thường xuyên khám phụ khoa sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư cổ tử cung và những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu. Phát hiện, điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn, cũng như bảo đảm cho sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc gia đình. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, hoặc từ khi bắt đầu có quan hệ tình dục, thì nên đi khám phụ khoa ít nhất sáu tháng một lần.


Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý Không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.